Lịch tiêm chủng các loại vacxin cho trẻ em
LỨA TUỔI |
LOẠI VACXIN PHÒNG BỆNH | LỊCH TIÊM |
Từ sơ sinh (càng sớm càng tốt) |
Lao (BCG) | Mũi 1: Có thể nhắc lại sau 4 năm |
Viêm gan B (Hepatitis B) | Mũi 1 | |
Bại liệt (Poliomyelitis) | Bại liệt sơ sinh | |
1 tháng tuổi |
Viêm gan B | Mũi 2 |
2 tháng tuổi |
Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt (Diphtheria, pertussis, tetanus, polio) | Mũi 1 |
Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm PQ, viêm phổi…do trực khuẩn H.influenza týp b | Mũi 1 | |
Viêm gan B | Mũi 3 (Một năm sau nhắc lại mũi 4 và 8 năm sau nhắc lại mũi 5) | |
3 tháng tuổi |
Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt | Mũi 2 |
Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm PQ, viêm phổi…do trực khuẩn H.influenza týp b | Mũi 2 | |
4 tháng tuổi |
Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt | Mũi 3 (nhắc lại sau 1 năm) |
Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm PQ, viêm phổi…do trực khuẩn H.influenza týp b | Mũi 3 (nhắc lại sau 1 năm) | |
9 tháng tuổi |
Vacxin phối hợp sởi, quai bị, rubella (MMR) | Tiêm 1 mũi, 4-6 năm sau tiêm nhắc lại (Khi cần thiết nhắc lại sau 15 tháng) |
Thủy đậu (Varicella) | Tiêm 1 mũi duy nhất(9 tháng – 12 tuổi)Nếu trên 12 tuổi: tiêm 2 mũi (cách nhau 6 – 8 tuần) | |
12 tháng tuổi |
Viêm não Nhật Bản B (Japanese B encephalitis) | Tiêm 3 mũi (2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần và mũi 3 sau 1 năm) |
15 tháng tuổi |
Vacxin phối hợp sởi, quai bị, rubella (vacxin MMR) | Tiêm 1 mũi (nhắc lại sau 4-5 năm) |
18 tháng và người lớn |
Viêm màng não do não mô cầu (vacxin A+C meningoencephalitis) | Tiêm 1 mũi(Cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần hoặc theo chỉ định khi có dịch) |
24 tháng tuổi và người lớn |
Viêm gan A (Hepatitis A) = Vacxin Avaxim | Tiêm 2 mũiTừ 2-15 tuổi: khoảng cách giữa 2 mũi là 6 tháng
Trên 15 tuổi: khoảng cách giữa 2 mũi là 6-12 tháng |
Viêm phổi, viêm màng não mủ.. do phế cầu khuẩn = vacxin Pneumo 23 | Tiêm 1 mũi(Cứ 5 năm nhắc lại 1 lần) | |
Thương hàn (Typhoid) = vacxin Typhim Vi | Tiêm 1 mũi. Cứ 3 năm nhắc lại 1 lần | |
36 tháng và người lớn |
Vacxin Cúm = vacxin VaxigripVacxin được tiêm mỗi năm 01 lần, đặc biệt những người có nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh cúm. Có thể dùng cho phụ nữ đang cho con bú. | 35 tháng tuổi – người lớn01 liều = 0.5 ml/mỗi năm
06 tháng – 35 tháng tuổi 01 liều = 0.25ml/mỗi năm (trẻ dưới 8 tuổi: chưa mắc cúm hoặc chưa tiêm chủng phải tiêm liều thứ 2 sau 4 tuần) |
Lưu ý: Vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt nên nhắc lại khi 4 – 6 tuổi, 10 – 11 tuổi và 16 – 21 tuổi.
Trong năm đầu đời, trẻ em cần thiết phải được chủng ngừa những bệnh nguy hiểm nào?
Lao, Viêm gan siêu vi B, Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Bại liệt và Sởi là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được quy định phải tiêm ngừa sớm và đầy đủ, dựa theo từng thời điểm trong năm tuổi đầu đời của trẻ.
Các bệnh nhiễm trùng xâm lấn do vi khuẩn Haemophilus influenzae túp b (Hib), Quai bị, Rubella và Thuỷ đậu cũng thực sự cần thiết phòng ngừa sớm cho trẻ, dựa theo yêu cầu và hướng dẫn của thầy thuốc.
Vắc-xin ngừa bệnh Lao
Vi trùng Lao có thể gây tổn thương nhiều cơ quan nhưng thường gặp nhất là Lao phổi. Vắc-xin cần được tiêm ngừa rất sớm, thường là ngay sau sinh.
Văc-xin Viêm gan siêu vi B
Viêm ga siêu vi B là bệnh nhiễm trùng do virút viêm gan siêu vi B gây ra. Trẻ bị nhiễm virút viêm gan siêu vi B càng sớm càng có nhiều nguy cơ trở thành người mang mầm bệnh viêm gan B mạn tính sau này.
Ngày nay, người ta có nhiều bằng chứng cho thấy mối liên quan mật thiết giữa tình trạng nhiễm viêm gan siêu vi B mạn tính với Ung thư gan và Xơ gan.
Trong năm đầu đời, trẻ phải được tiêm 3 – 4 liều vắc-xin viêm gan siêu vi B trong đó liều đầu tiên thường được tiêm ngay sau khi sanh. Phác đồ tiêm vắc-xin viêm gan siêu vi B sẽ được chỉ định theo yêu cầu của bác sĩ cho từng trường hợp.
Vắc-xin ngừa bệnh Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván và Bại liệt (BH-UV-HG-BL)
Bốn bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván và Bại liệt là những bệnh truyền nhiễm rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Những năm qua, nhờ Chương trình Tiêm chủng Mở rộng mà tỷ lệ mắc các bệnh này giảm đáng kể, đặc biệt bệnh Bại liệt đã được thanh toán. Tuy nhiên do mức độ nguy hiểm của các bệnh này đối với từng các nhân cũng như tính chất lây lan nhanh chóng trong cộng đồng mà trẻ em cần phải được tiêm ngừa sớm và đầy đủ.
Trong năm đầu đời, bé sẽ phải tiêm đầy đủ 3 liều vắc-xin DTP ngừa BH-UV-HG và uống vắc-xin Sabin ngừa BL. Các loại vắc-xin dạng tiêm, ngừa 4 bệnh trên, có hoặc không có phối hợp với ngừa Hib cũng có thể được bác sĩ sử dụng cho bé nhờ các đặc tính hiệu quả, an toàn và tiện ích.
Vắc-xin ngừa các Nhiễm trùng do Haemophilus influenza túp b (Hib)
Vi trùng Haemophilus influenza túp b (Hib) gây các bệnh trầm trọng và nguy hiểm như Viêm màng não, Viêm phổi, Viêm nắp thanh quản, Viêm mô tế bào, Nhiễm trùng máu… Trẻ em dưới 5 tuổi là các đối tượng dễ bị tấn công nhất, đặc biệt nhóm trẻ dưới 1 tuổi. Đó cũng là lý do chính cần thiết phải tiêm ngừa Hib sớm cho trẻ.
Liều đầu tiên có thể bắt đầu khi trẻ được 2 tháng tuổi và có thể tiêm riêng rẽ hoặc kết hợp phòng ngừa với các bệnh Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà và Bại liệt bằng các vắc-xin phối hợp. Bác sĩ sẽ tham vấn cho bạn trong từng trường hợp cụ thể.
Vắc-xin ngừa bệnh Sởi – Quai bị Rubella
Sởi – Quai bị – Rubella là 3 bệnh nhiễm siêu vi với các triệu chứng điển hình phát ban, sốt, sưng hạch và nhiều biến chứng nguy hiểm như Suy dinh dưỡng, Mù, Tim bẩm sinh và nhiều khuyết tật bẩm sinh khác (nhất là khi phụ nữ mang thai bị nhiễm trong 3 tháng đầu thai kỳ).
Bé cần được tiêm ngừa sớm với liều vắc-xin Sởi lúc 9 tháng tuổi. Sau khi được 1 tuổi, bé có thể được chỉ định vắc-xin phối hợp ngừa Sởi – Quai bị – Rubella. Liều tiêm nhắc thường được lập lại ở lứa tuổi học mẫu giáo 4 – 5 tuổi).
Vắc-xin ngừa Thuỷ đậu
Bệnh Thủy đậu (còn được gọi là bệnh Trái rạ hoặc Phỏng rạ) do virút Thủy đậu gây ra. Phát ban là triệu chứng thường gặp, dẫn đến những tổn thương da kèm với nhiều biến chứng nguy hiểm nhất là Hội chứng Thuỷ đậu bẩm sinh ở trẻ có mẹ bị nhiễm virút Thủy đậu trong lúc mang thai. Đặc tính nguy hiểm của bệnh cũng như tính chất lây lan nhanh trong cộng đồng là những lý do chính mà trẻ cần phải được chủng ngừa sớm. Sau 10 tháng tuổi, với chỉ 1 liều tiêm vắc-xin Thủy đậu có thể giúp bảo vệ sớm và lâu dài cho bé phòng ngừa bệnh Thủy đậu.
Vắc-xin Phế cầu và Não mô cầu
Vắc-xin Phế cầu dùng để phòng ngừa viêm màng não, nhiễm trùng máu và viêm phổi do phế cầu trùng. Vắc-xin Não mô cầu giúp bảo vệ ngừa các bệnh nhiễm Não mô cầu do 2 nhóm A và C; 2 nguyên nhân hàng đầu của viêm màng não.
Vắc-xin Cúm
Tiêm ngừa bệnh Cúm được khuyến cáo cho trẻ em có những yếu tố nguy cơ chắc chắn như mắc bệnh Suyễn, các bệnh mạn tính, tiểu đường.
Bạn nên tham khảo bác sỹ để biết thêm thông tin. Nên hỏi về vấn đề tiêm theo độ tuổi để giảm đau cho bé cũng như giảm chi phí. Chẳng hạn có những loại tiêm cho con nếu tiêm trước 1 tuổi thì phải nhắc 3 mũi nhưng nếu tiêm sau 1 tuổi thì chỉ cần tiêm 1 lần…
Nguồn: bệnh viện nhi đồng 1
17 comments
mình bị mất sổ khám cho bé rồi, làm sao đây??? bé được 4tuổi rồi, ma không biết còn mũi gì nữa..
Nếu bạn có tiêm ở phường thì lên xin lại vì lần nào tiêm cho con bạn họ cũng lưu vào sổ. Còn nếu bạn tiêm dịch vụ thì đến nơi con bạn tiêm thì họ sẽ cấp lại thôi. Sẽ nắm hết được con bạn đã từng tiêm mũi nào, còn thiếu mũi tiêm nào. Bác sỹ ở đó sẽ tư vấn cho bạn!
[…] phòng ngừa sớm cho trẻ, dựa theo yêu cầu và hướng dẫn của thầy thuốc. Lịch tiêm chủng cho bé Vắc-xin ngừa bệnh Lao Vi trùng Lao có thể gây tổn thương nhiều cơ quan nhưng […]
Con tôi sinh được hơn 3 tháng, đến 11/9 trạm y tế hẹn tiêm vacxin định kì nhưng vì về quê ngoại chơi nên không về tiêm kịp. Vậy tôi xin hỏi chờ đến ngày 11/10 tiêm có được không?
(hiện đã tiêm BCG, VGB khi mới sinh, 11/8 tiêm OPV, DPT- VGB- Hib.)
Mong các chuyên gia phản hồi giúp tôi.
Bạn à. Không nên lo lắng quá. Vì tiêm muộn 1 chút cũng ko hẳn là ko hiệu quả. Tốt nhất nếu bạn thấy lo thì đi tiêm dịch vụ ở các trung tâm tiêm phòng. Chúc bạn và bé khỏe!
Đúng rồi đó, bạn tiêm dịch vụ cũng dc mà, thiếu j chỗ tiêm nêu lo lắng. kot hì muộn tý cũn ko sao. Chỉ có cái viêm gan B càng tiêm sớm càng tốt thì phải. Hoặc bạn lên trạm xá phường hỏi họ tư vấn cho
Yeutre và các bạn cho mình hỏi chút. con mình về ngoại chơi và có tiêm mũi Hib (lần đầu) ngày 25/10 rồi, vc mình đang tính cho con về bên nội ở Bắc Ninh nhưng lịch tiêm chủng ở đây lại là ngày 20/10, tức là sớm hơn 5 ngày. Không biết tiêm phòng sớm vậy có được không? các bạn biết tư vấn giúp mình nhe!
Cảm ơn!
theo mình thì không sao vì trước đây con mình cũng tiêm lệch là bình thường
cách nhau trên 20 ngày thì ok phải
Mình nghĩ nếu lăn tăn thì Bo Putin hãy cho con tiêm dịch vụ đi, Vừa đúng ngày lại chất lượng. CÒn không thì tiêm sớm 5 nagyf có sao đâu. Hơn nữa tiêm chủng có những trẻ cứ đến ngày tiêm là sốt cũng tiêm chậm mấy ngày vì phải đợi hết sốt hết ốm cũng là điều bt mà!
Cảm ơn bạn meghe và keke nhe! Mình cũng tìm hiểu một số nguồn họ bảo cách nhau trung bình 28 ngày và tối thiểu là 24 ngày là được. Con mình nếu tiêm ngày 20 này thì tính cả tháng dư cũng cách nhau 26 ngày rồi.
Cho mình hỏi cháu mình được 18 tháng tuổi.bây giờ mới đi tiêm phòng viêm gan B được không ạ.minh đang ở hải dương thì đến đâu tiêm phòng được? Thanks
Bạn cứ đến trạm y tế phường ng ta sẽ hướng dẫn cho bạn!
Bé nhà mình hiện nay được hơn 7 tháng rồi. Bé đã tiêm được 2 mũi của Hib. còn mũi thứ 3 thì chưa tiêm lại vì cứ tới ngày tiêm là cháu bị ốm và vừa r có trẻ mất vì tiêm hib nên nhà mình k cho đi tiêm. Giờ sắp tới lịch tiêm của tháng tới liệu bé nhà mình có còn tiêm được mũi đó nữa k? Nếu trong trường hợp k tiêm được nữa thì có sao k? và phải xử lý thế nào? mong các chuyên gia trả lời giúp.
Việc bé bị ốm đúng lịch tiêm chủng cũng là vấn đề nhiều mẹ gặp phải, bạn cũng đừng lo lắng quá, vì bạn có thể tiêm dịch vụ chứ không hẳn là tiêm ở phường. Bạn có thể xin tư vấn tại nơi bạn tiêm cho bé để tìm hiểu thông tin xem chỗ nào tiêm đảm bảo để cho cháu tiêm lúc khỏi ốm là được.
con m dc 2 thang nhung thang 2 co 28 ngay thi dc tiem mui 5 trong 1 ko cac me
Chan qua yeutre oi!minh nho nham lich tiem chung cho Con,Be bjo dc 12thang ruoi roi ma chua tiem Soi va Viem gan B. Minh lo lang qua, ko biet tiem muon co sao khong?Yeutre tu van giup minh voi!
Với mũi tiêm sởi và viêm gan B muộn thì hiệu quả nó sẽ thấp hơn nhưng không có nghĩa là không có hiệu quả. Do đó bạn vẫn nên cho con tiêm phòng đầy đủ. Nhưng nên nhớ tiêm mỗi mũi phải cách nhau 1 tháng, không nên dồn dập nhé Nguyen Phuong.