Ngoài việc giúp trẻ thực hiện lối sinh hoạt khoa học, điều độ các bà mẹ cần lưu ý bổ sung các dưỡng chất, thực phẩm cho trẻ để trẻ có đôi mắt luôn sáng và khỏe mạnh.
Các dưỡng chất cần thiết
Vitamin E: Các nghiên cứu cho thấy, việc dùng thường xuyên vitamin E sẽ giúp tránh tình trạng đục thủy tinh thể. Vitamin E hiện diện nhiều trong các loại lạc, dầu mè; trứng (một quả trứng có thể cung cấp đến 6% lượng vitamin E khuyến cáo hằng ngày), cà chua, khoai tây, măng tây.
Vitamin A: Cơ thể thiếu vitamin A thì tế bào mô tuyến lệ sẽ bị tổn hại, dẫn đến bệnh khô mắt, quáng gà. Trong một số trường hợp nặng, người bệnh sẽ rất khó nhìn thấy khi trời tối, hoặc đèn mờ. Vitamin A có nhiều trong các loại thực phẩm như gan động vật, sữa bò, lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá.
Vitamin B1, B2 và niacin: Hiện tượng viêm dây thần kinh thị giác, gây sung huyết dây thần kinh thị giác có nguyên nhân từ việc không cung cấp đủ lượng vitamin B1. Vitamin B1, B2 giúp võng mạc và giác mạc chuyển hóa bình thường. Thiếu vitamin B2, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng chảy nước mắt, mắt đỏ, ngứa, viêm bờ mi, việc giác mạc, đục thủy tinh thể. Tình trạng thiếu niacin gây rung giật nhãn cầu, gây yếu thị giác. Chất này có nhiều trong các loại đậu, thịt nạc, đậu, các loại rau lá xanh, đậu xanh, táo, ngô.
Chondroitin: Là một thành phần được chiết xuất từ sụn vi cá mập thiên nhiên; là chất sinh lý giác mạc, giúp giác mạc và thủy tinh thể giữ được độ trong suốt, làm tăng tính đàn hồi của thấu kính và thể mi khi mắt điều tiết. Chondroitin cũng nuôi dưỡng các tế bào của giác mạc, tái tạo lớp phim nước mắt trước giác mạc, chống tình trạng khô mắt, mỏi mắt, hoa mắt do làm việc quá nhiều. Hiện trên thị trường đã có loại thuốc bổ mắt chứa chondroitin.
Selen: Giữ vai trò về độ nhạy của thị lực. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung selen mỗi ngày qua thực phẩm sẽ giúp giảm sự phát sinh cận thị và cả các bệnh về mắt. Ở nước ta, selen tìm thấy trong các thực phẩm phong phú như cá, tôm, sò, hến, gạo lức, ớt, tỏi, hành tây, nấm, cà rốt.
Phốt pho: Đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ dẻo dai của võng mạc. Do đó, thức ăn chứa nhiều phốt pho là rất cần thiết cho mắt. Các thức ăn giàu phốt pho là cá tôm, sò biển, sữa, rau câu.
Một số thực phẩm bổ mắt cần chú trọng
Cá hồi
Thịt cá hồi chứa một lượng lớn Omega-3 và axít béo, đặc biệt là rất nhiều vitamin A và D. Những chất này rất bổ cho não và mắt.
Mỗi tuần hãy thêm vào thực đơn của bạn 2-3 bữa cá hồi. Khi chế biến những món ăn này không nên để lửa quá to và nấu quá kỹ, điều đó sẽ làm phân huỷ hết chất omega-3.
Tỏi
Nếu bạn gặp vấn đề về tuần hoàn hoàn máu, ăn tỏi sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng và lưu thông máu. Mặt khác tỏi chứa lưu huỳnh tự nhiên rất tốt cho thị giác.
Khoảng 1 hoặc 2 tép tỏi mỗi ngày là liều lượng phổ biến và rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể thêm tỏi tươi hay tỏi bột vào các món súp, thịt, rau hay salad, thậm chí ăn sống cũng tốt.
Nếu tỏi tươi làm bạn khó chịu, bạn có thể chọn tỏi chín, tỏi bột hay dầu tỏi. Tỏi bột thực tế là tỏi sấy khô nghiền ở nhiệt độ cao, giảm mùi hắc nhưng vẫn duy trì được tác dụng.
Nếu bạn khó chịu bởi mùi tỏi, hãy chọn loại tỏi đã già ngày; sử dụng những chất khử mùi như kẹo cao su, hoa quả chua.
Sô – cô – la đen
Sô – cô – la giúp tăng khả năng lưu thông máu về mắt giúp mắt đỡ mệt mỏi và thị lực tốt hơn. Sô – cô – la làm tăng nồng độ serotonine, một sứ giả của não có khả năng điều hòa tính khí và giấc ngủ. Đây là một chất chống trầm uất, kích thích hệ thần kinh, chứa nhiều polyphenol với tác động chống ôxy hóa, giúp ngăn ngừa sự lão hóa tế bào và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Bạn nên chọn loại sôcôla đen có chứa 60% cacao. Tuy nhiên trẻ bị đục thủy tinh thể không nên cho ăn sô – cô – la, vì trong sô – cô – la có chứa vanadium (là khoáng tố giúp xương mau lành) vốn không tốt cho mắt.
Rau màu xanh
Hầu hết các loại rau đều chứa nhiều vitamin và khoáng chất, rau màu xanh tốt nhất cho mắt là rau họ cải, nên ăn tươi sống hơn là luộc kỹ vì sẽ mất nhiều vitamin.
Cà rốt
Cà rốt là một trong những thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A có thể chữa chứng quáng gà, suy dinh dưỡng, trẻ em còi xương, không muốn ăn, khô tròng mắt.
Trứng
Trứng rất giàu đạm và còn là nguồn chất béo thiết yếu rất cần cho sự phát triển não và chứa lượng vitamin A, D, B, kẽm,… dồi dào trong trứng giúp ích cho sự tăng trưởng và khả năng nhìn của trẻ nhỏ.