Trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển nhanh, việc xem ti vi, dùng máy vi tính quá sớm, điện thoại… là một phần nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh cận thị ngày một gia tăng ở trẻ.
Triệu chứng của trẻ bị cận thị:
– Khi xem TV hay học ở lớp, trẻ phải chạy lại gần mới nhìn thấy, hoặc trẻ thường phải chép bài của bạn, hay chép đề bài sai hoặc viết sai chữ.
– Hay nheo mắt, nghiêng đầu khi xem tivi hoặc nhìn một vật ở xa.
– Thường hay dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ.
– Sợ ánh sáng hoặc chói mắt.
– Trẻ hay than mỏi mắt nhức đầu, hay chảy nước mắt.
– Khi đọc hay bị nhảy hàng, hoặc phải dùng ngón tay để dò theo các chữ.
Cách điều trị:
Thị lực có thể phục hồi nếu nhược thị được điều trị khi trẻ dưới 6 tuổi, nhưng khi trẻ đã lớn sẽ rất khó thậm chí không thể hồi phục. Trong trường hợp nhược thị sâu có thể dẫn đến lé, song thị . . . Do vậy phát hiện sớm để được điều trị kịp thời là rất quan trọng.
Có nhiều phương pháp điều trị cận thị:
1. Đeo kính là cách thông dụng, rẻ tiền, dễ áp dụng. Tuỳ theo mức độ cận thị, bệnh nhân cần đeo kính thường xuyên hay chỉ cần đeo kính khi nhìn xa. Nếu bệnh nhân cận thị được chỉnh kính đúng thì tiến triển cận thị sẽ chậm lại, không bị tăng độ. Tuy nhiên khi đeo kính, góc nhìn bị thu hẹp, hình ảnh bị thu nhỏ và gây vướng víu cho bệnh nhân. Sử dụng kính sát tròng thì bệnh nhân phải giữ gìn vệ sinh tốt, đeo kính vào sáng sớm và tháo ra buổi tối trước khi ngủ. Không được đeo kính sát tròng khi xuống nước như khi đi tắm biển.
2. Bệnh nhân đeo kính sát tròng cần được kiểm tra giác mạc 3 tháng một lần, phải ngưng sử dụng kính nếu có bất thường trên giác mạc hoặc có phản ứng của mắt với kính.
3. Đối với bệnh nhân trên 18 tuổi có thể điều trị bằng phương pháp mổ laser. Phẫu thuật này khá phổ biến, chính xác và có hiệu quả cao nhất trong phẫu thuật khúc xạ hiện nay, nhất là dùng excimer laser. Ưu điểm là không đau, thời gian phẫu thuật ngắn dưới 10 phút, độ chính xác cao, hơn 90% bệnh nhân trở về dưới 0,5 đi ốp, phục hồi thị lực nhanh, bệnh nhân nhìn rõ sau mổ 12-24 giờ. Tuy nhiên có thể có những biến chứng trong khi phẫu thuật như rách vạt, đứt vạt giác mạc với tỷ lệ rất thấp dưới 1%, hoặc biến chứng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.
3. Phương pháp đặt thủy tinh thể nhân tạo trong mắt được sử dụng khi bị cận nặng, có kèm bệnh đục thủy tinh thể. Dùng vật lý trị liệu như luyện tập điều tiết trên máy, dùng sóng siêu âm, điện, điện tử, laser năng lượng thấp có tác dụng làm phục hồi chức năng điều tiết mắt, tăng cường tuần hoàn cơ thể mi, võng mạc, tăng cường trương lực cơ.
Phối hợp:
– Đeo kính phân kỳ thích hợp với độ Diôp của mắt.
– Không xem sách ở nơi thiếu ánh sáng.
– Không bắt mất làm việc quá lâu.
– Hai người nam nữ đều cận thị nặng (quá 9 Diôp trở lên) không nên lập gia đình với nhau để tránh ảnh hưởng di truyền cho con cháu.
– Trong lớp nên xếp trẻ cận thị ngồi gần bảng. Không nên học tập, làm việc bằng mắt liên tục và kéo dài nhiều giờ. Nên cho mắt nghỉ ngơi từ 5 đến 10 phút bằng cách nhắm mắt lại hoặc thư giãn bằng cách nhìn ra xa sau mỗi giờ học. Không nên đọc sách trong bóng tối hoặc ngồi trước máy vi tính quá nhiều sẽ gây mỏi mắt. Hạn chế và giảm những triệu chứng mỏi mệt điều tiết do cận thị gây ra, cần làm việc ở khoảng cách thích hợp, từ mắt đến sách khoảng 30 – 40 cm.
– Theo các chuyên gia Nhật Bản: người cận thị ăn nhiều chất ngọt có thể làm cho bệnh phát triển thêm do thành phần đường quá nhiều sẽ làm giảm lượng sinh tố B1 thậm chí làm sụt hàm lượng Canxi trong cơ thể khiến cho khả năng đàn hồi của mắt kém đi, dẫn đến giảm thị lực.
Có thể dùng bài tập sau đây để giảm bớt và phòng ngừa cận thị.
– Ngồi ở ghế nheo 2 mắt lại khoảng 3 – 5 giây, mở ra 3 – 5 giây. Tập 6 – 8 lần.
– Chớp mắt nhanh thật nhanh trong suốt 1 – 2 phút.
– Đứng lên nhìn về phía trước mắt 2 – 3 phút. Nâng ngón tay trỏ bên phải lên cách mắt khoảng 20 – 25cm, nhìn vào đầu ngón tay 5 phút, hạ xuống. Tập 10 lần.
– Giơ tay về phía trước nhìn đầu ngón tay, đưa ngón tay từ từ vào gần mắt cho đến khi thấy nhòa thành 2. Lập lại 8 lần.
– Ngồi xuống che mi mắt lại, xoa bóp quanh hốc mắt trong 1 phút.
– Đứng lên nâng bàn tay phải lên cách mắt 25 – 30cm duỗi một ngón tay và nhìn nó bằng 2 mắt 3 – 5 giây. Dùng tay trái che mắt trái nhìn bằng mắt phải 3 – 5 giây rồi đổi sang mắt phải. Tập 6 lần mỗi bên 3 lần.
Cận thị có thể cải thiện được nhờ ăn uống, dưới đây là những món ăn người cận thị nên dùng:
- Thức ăn chứa nhiều Vitamin A có trong các loại gan động vật, sữa bò, sữa cừu, lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá…
- Thức ăn chứa nhiều caroten, chủ yếu có rau xanh, cải trắng, rau cải xanh, rau chân vịt, đậu xanh, bí đỏ, cà chua, cà rốt, táo, khoai lang, bí, gấc.
- Thức ăn có chứa nhiều Vitamin B1 và niacine, có ở đậu các loại, thịt nạc, lạc, gạo lứt, rau lá xanh, đậu xanh, táo, ngô.
Yeutre.net – Tonghop